Những câu hỏi liên quan
dekisugi
Xem chi tiết

Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược (giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, dựng lại nền thái bình cho dân tộc.

Tượng đài chiến thắng Chi Lăng

Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt. Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng - Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.

Dụ địch đến, khéo léo dẫn chúng vào trận địa mai phục để tiêu diệt. Nghĩa quân Lam Sơn quyết định chọn Chi Lăng làm nơi bày thế trận; bởi Chi Lăng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc mai phục, giấu quân, đánh gần, đánh từ trên xuống… Nơi đây đã từng là mồ chôn quân cướp nước ở nhiều thế kỷ trước. Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định bố trí 1 vạn quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lĩnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mai phục ở Chi Lăng, còn quân trấn giữ Ải Pha Luỹ do tướng Trần Lựu chỉ huy có nhiệm vụ vừa đánh vừa lui từng bước (từ Pha Luỹ về Ải Lưu rồi về Chi Lăng) để dụ, dẫn địch vào thung lũng Chi Lăng.

Thế trận đã bày sẵn, nhưng điểm mấu chốt là phải dụ địch như thế nào để chúng tiến thẳng vào Chi Lăng1? Do đại phá viện binh địch được Nghĩa quân xác định là nhiệm vụ tối quan trọng, nên Lãnh tụ Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã có mặt tại trận địa để trực tiếp chỉ huy. Với nghệ thuật khích tướng khéo léo, Nghĩa quân đã đánh trúng tâm địa kiêu ngạo, coi thường đối phương của Liễu Thăng, làm cho hắn “hăm hở” dẫn cả 1 vạn quân tiên phong thẳng tiến vào Chi Lăng. Bộ Thống soái Lam Sơn đã trực tiếp chỉ đạo quân trấn giữ Ải Pha Luỹ vừa chiến đấu ngăn chặn, làm giảm tốc độ, sức mạnh tiến quân của địch, vừa lui dần, dụ địch về Chi Lăng, nhưng tuyệt đối không để địch phát hiện ra mưu kế của ta. Bằng nghệ thuật dùng binh và thực hiện các biện pháp đánh địch tài tình, Nghĩa quân đã khôn khéo để quân tiên phong của Liễu Thăng dễ dàng đẩy lui và vượt qua các cửa ải. Liễu Thăng đã lầm tưởng là quân của tướng Trần Lựu chặn đánh “quyết liệt” từ Pha Lũy, Ải Lưu, thậm chí ngay tại cửa Ải Chi Lăng, Trần Lựu vẫn còn giao chiến mà vẫn “không chặn được bước tiến của chúng”. Những tình huống trên làm cho Liễu Thăng chủ quan, mất cảnh giác. Cùng với nghệ thuật đánh vào tâm lý, nghệ thuật vừa đánh vừa lui của Nghĩa quân đã làm cho Liễu Thăng cùng toàn bộ quân tiên phong của chúng bị dụ vào Chi Lăng và bị tiêu diệt hoàn toàn.

Ghìm chân, căng địch ra mà đánh. Chiến thắng Chi Lăng đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, trong đó có cả chủ tướng Liễu Thăng. Đây là một đòn sấm sét bất ngờ đánh vào đội quân xâm lược, làm đảo lộn hệ thống chỉ huy, xáo trộn mọi kế hoạch tác chiến của chúng và gây ra tình trạng rối loạn, hoang mang cao độ trong hàng ngũ binh lính của địch. Nhiệm vụ tác chiến ở Chi Lăng đã hoàn thành, các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt và Trần Lựu… được lệnh rút quân ra khỏi Chi Lăng, tiếp tục bám sát, khoá đuôi, chờ thời cơ tiến công tiêu diệt địch. Tuy nhiên, địch vẫn còn khoảng 9 vạn quân và chúng vẫn đủ sức vượt qua Chi Lăng để tiến về Đông Quan, nên Nghĩa quân quyết định ghìm chân địch trên đường hành quân, nhằm tiêu hao, tiêu diệt, giảm tốc độ tiến công của chúng. Trên đường tiến quân, có đoạn quân địch nối tiếp nhau trải dài tới chục ki-lô-mét; hành quân trong tình trạng rối loạn, không có đội hình, chỉ huy thiếu chặt chẽ… Trước tình hình đó, quân của các địa phương (thổ binh, hương binh) được lệnh bí mật, bất ngờ, lúc ẩn, lúc hiện cả ngày lẫn đêm “băm vằm” địch suốt dọc đường, buộc chúng phải thận trọng đề phòng và tìm cách đối phó. Quân của Triều đình theo lệnh của Bộ Thống soái luôn bám sát địch, khi thì tập trung, lúc thì phân tán thành tốp nhỏ, đánh mạnh vào hai bên sườn, phía sau và cả phía trước, làm cho địch luôn phải căng kéo đội hình chống đỡ. Khi sức mạnh bị suy giảm đáng kể, không thể tiếp tục hành quân, địch quyết định dừng chân nghỉ tại Cần Trạm. Nhưng vừa đến nơi, chúng đã bị quân của các tướng Lê Lý, Lê Văn An (khoảng 3 vạn quân) ở các vị trí mai phục tiến ra bao vây. Địch hoàn toàn bị bất ngờ, giữa vòng vây không kịp điều chỉnh đội hình đối phó, bị ta đánh thiệt hại nặng; chủ tướng Lương Minh cũng bị giết tại trận. Sau khi chủ tướng chết, tham tướng của địch là Thôi Tụ lên nắm quyền, dốc sức mở đường máu thoát vây để chạy xuống cánh đồng Xương Giang, với hy vọng có thể được quân trong Thành Xương Giang ra chi viện, ứng cứu. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt, linh hoạt của Bộ Thống soái, các đạo quân đã “mở đường” cho chúng chạy về Xương Giang. Ngày 18-10-1427, đạo kỳ binh do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy bất ngờ tiến ra đánh vào bên sườn, chia cắt đội hình đang chạy về Phố Cát của địch. Đội quân lương của địch đi sau cũng bị quân của Trần Nguyên Hãn và các đạo quân của Lê Lý, Lê Sát bao vây cô lập, thu hết lương thảo, khí giới. Được tin đội quân lương bị ta tiêu diệt, tướng tham mưu của địch là Lý Khánh đã vô cùng tuyệt vọng, thắt cổ tự tử.

Gói địch lại mà diệt. Tướng địch Thôi Tụ, Hoàng Phúc kéo được tàn quân đến Xương Giang, mới hay Thành đã bị quân ta chiếm. Xương Giang trở thành “khu vực chốt”, chặn đường tiến quân, chia cắt hoàn toàn đạo quân viện binh với địch trong Thành Đông Quan. Địch rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến thì bị quân thủy, quân bộ của Nghĩa quân trên sông Thương và Thành Xương Giang chặn đánh và địch cũng chưa có phương hướng tiến thế nào? Còn lui cũng không xong, vì các đạo quân của tướng Lê Lý, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú vẫn bám sát phía sau. Trong tình trạng rệu rã về tổ chức vì hai lần mất chủ tướng, tổn thất quân số đã đến một phần ba, kiệt quệ về thể lực, bại hoại về tinh thần, địch lâm ngay vào thế phải “phơi mình” trên cánh đồng Xương Giang trống trải.

Về phía ta, Bộ Thống soái đã chủ động triển khai sẵn thế trận bao vây, cô lập chúng ở Xương Giang để tiêu diệt. Nhưng khi địch đã nằm gọn trong vòng vây, Nghĩa quân không vội tiến công ngay mà chủ trương vây hãm, nhằm một mặt tiếp tục để chúng khốn đốn, kiệt sức hơn nữa; mặt khác, dành thời gian để giải quyết các vấn đề cấp bách hơn. Đó là, kịp thời thực hiện kế hoạch tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh, không cho chúng tiến sâu vào đất nước ta ứng cứu, giải toả bọn đang bị vây khốn trên chiến trường. Mặc dù bị bao vây, khốn đốn nhưng địch vẫn ngoan cố, án binh, bất động, chờ quân cứu viện từ Đông Quan, Bình Than, Vân Nam tới. Tình hình đó đòi hỏi Nghĩa quân phải có hành động kiên quyết. Ngày 03-11-1427 (tức 15-10 năm Đinh Mùi), các đạo quân của ta ở mặt trận Xương Giang được lệnh tiến công tiêu diệt địch. Trận đánh lịch sử Chi Lăng - Xương Giang kết thúc khi “Đô đốc Thôi Tụ quỳ gối chịu tội/ Thượng thư Hoàng Phúc trói tay nộp mình” (Bình Ngô đại cáo).

Tích cực “đánh vào lòng người”, làm lung lay ý chí quân xâm lược, tăng thêm sức mạnh cho các lực lượng tiến công. Đây là nghệ thuật kết hợp tài tình, khéo léo giữa chính trị với quân sự của Nghĩa quân, nhằm mục đích giành thắng lợi với tổn thất ít nhất không chỉ cho ta mà cho cả địch. Khi biết Liễu Thăng chỉ huy một đạo quân tiến vào nước ta, để kích động tính kiêu ngạo, khinh thường kẻ khác của Liễu Thăng, Nguyễn Trãi đã khéo léo dụ Liễu Thăng bằng những lời lẽ của người chắc thắng (nên lui quân, nếu không sẽ bị đánh, hối không kịp), làm cho Liễu Thăng càng hung hăng, mất cảnh giác. Vốn là tên tướng kiêu ngạo, khi nhận được thư của Nguyễn Trãi, Liễu Thăng đã không thèm quan tâm, cứ dẫn quân tiến vào Chi Lăng. Đối với đạo quân của Mộc Thạnh, Nghĩa quân Lam Sơn sử dụng nghệ thuật “khuếch trương chiến quả” bằng tin thắng lợi của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát (mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng) và bức thư của Lê Lợi đến báo tin cho Mộc Thạnh biết rằng đạo quân Quảng Tây đã bị thiệt hại nặng, đang sắp bị tận diệt. Mộc Thạnh nhận được thư, trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng kinh hãi “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo). Hắn vội vàng ra lệnh rút quân về nước ngay trong đêm và một mình một ngựa tẩu thoát về Vân Nam. Trận này, Nghĩa quân toàn thắng “mà không tốn một mũi tên” (Bình Ngô đại cáo). Trong lúc quân địch bị bao vây khốn đốn, Nguyễn Trãi lại gửi cho địch một bức thư như một tối hậu thư, nói rõ là mở đường về cho chúng, trong ba ngày phải lên đường... đã làm lung lay ý chí quân xâm lược, tạo điều kiện cho trận Xương Giang toàn thắng.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã có những trận đánh xuất sắc, tiêu biểu, kết thúc thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mà trận Chi Lăng - Xương Giang là một trong số đó. Nghệ thuật đánh địch đặc sắc, độc đáo của ông cha ta trong trận Chi Lăng - Xương Giang xưa kia để lại nhiều bài học quý báu vẫn còn nguyên giá trị; ngày nay cần tiếp tục nghiên cứu để phát huy trong điều kiện mới./.

Bình luận (0)
yukari hasuko
Xem chi tiết
DO HOANG KHANG
25 tháng 12 2017 lúc 19:49

Tổng của số bị chia và số chia là: 969 – (6 + 51) = 912Ta có sơ đồ:Số chia: Số bị chia: 51 912Suy ra: 6 + 1 = 7 lần số chia là 912 – 51 = 861 Số chia là: 861 : 7 = 123 Số bị chia là: 123 x 6 + 51 = 789 Đáp số: Số bị chia 789; Số chia là 123
 

Bình luận (0)
DO HOANG KHANG
25 tháng 12 2017 lúc 19:41

Trước đây, vào lúc anh bằng tuổi em hiện nay thì anh gấp đôi tuổi em. Biết rằng số tuổi của cả hai anh em là 40 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.

Khi thực hiện phép chia thì được 6 dư 51, tổng của số bị chia, số chia, thương và số dư là 969. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép tính chia này

 

Bình luận (0)
DO HOANG KHANG
25 tháng 12 2017 lúc 19:49

Nếu tuổi của em trước đây là 1 phần thì tuổi của anh là 2 phần. Suy ra khoảng thời gian từ trước đây đến nay là:2 phần – 1 phần = 1 phầnVậy tuổi của anh hiện nay là:2 phần + 1 phần = 3 phần Tổng số tuổi của hai anh em hiện nay là: 3 phần + 2 phần = 5 phần = 40 tuổi Tuổi em hiện nay là:(40:5)x 2 = 16(tuổi) Tuổi anh hiện nay là:40- 16= 24(tuổi) Đáp số: 24 tuổi và 16 tuổi

 

Bình luận (0)
Cao Ngọc Quỳnh Trang
Xem chi tiết
bui duc kien
28 tháng 3 2016 lúc 21:08

Thường thì một năm có bốn mùa, đó là quy luật tự nhiên mà chắc chắn sẽ không ai có thể thay đổi được. Mỗi mùa dều có đặc diểm riêng biệt không giống nhau như: mùa xuân mát mẻ muôn hoa khoe sắc thắm. Mùa hè là mùa của nhửng bông hoa phượng vĩ, bằng lăng- mùa học sinh tạm biệt mái trường. Mùa thu dưới ánh trăng huyền ảo chúng em có thể rước đèn họp bạn. Nhưng có lẽ mùa đông là đặc biệt nhất vì cái lạnh buốt, gió bấc và mưa phùn. Bây giờ đang là mùa đông và là ngày lạnh nhất trong năm.
Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp mà em không muốn giậy vì lẽ trời quá lạnh, từ trong phòng có thể nghe thấy tiêng gió rít từng cơn. Ra khỏi phòng sương mù giày đặc, bầu trời âm u. Lác đác vài chiếc lá vàng đang rơi xuống cùng với những hạt mưa tinh nghịch. Cây cối khẳng khiu trơ trọi như đang cố gắng chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Ngoài đường loáng thoáng vài bóng người trong những bộ quần áo bông ấm áp và khoác ngoài là chiếc áo mưa. Hôm nay học sinh ở các trường cũng đã được nghỉ học. Cảnh ao hồ trầm mặc hơi nước bốc lên tạo cảm giác lạnh lẽo, nước buốt cắt da, cắt thịt. giờ đay nơi duy nhất em nghĩ đến đó là nhà bếp, ánh lửa bập bùng gợi nên vẻ ấm áp. Lúc ngày cả nhà đang ngồi trò truyện, còn mẹ đang tất bật chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đã quá trưa mà mặt trời vẫn không ló mặt. Dến sáu giờ tối thì ánh sáng nhường lại cho màn đêm yên tĩnh, chỉ có mùa đông mới có hiện tượng ngày ngắn đêm dài như vậy. Bàu trời lúc này âm u, ít sao và nhiều sương mù hơn ban sáng. Mưa phùn lất phấn tạt qua. Ánh đèn đã tắt hẳn bầu không khí trở nên tĩnh mịch hơn, chỉ còn tiếng chó sủa từ xa vang vọng lại.
Em rất thích mùa đông vì có thể ngôi bên ánh lửa bập bùng. Được nhìn cảnh vật như khác lạ. Mọi người bảo mùa đông năm nay lạnh hơn mọi năm nhưng được sông trong ngôi nhà ấm áp tình yêu thương thì em có thẻ nói mùa đông không lạnh.

Bình luận (0)
Lạy quan công đừng đánh...
28 tháng 3 2016 lúc 21:13

     sách giải cũng có cơ mà

 không tra trên mạng thì tra sách giải

    sách giải nhiều bài văn hay

sao bạn  không lấy không đọc không xem

Bình luận (0)
uchiha Võ Minh Nhật
28 tháng 3 2016 lúc 21:16

Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông.

Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.

Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.

Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.

Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.

Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.

Bình luận (0)
Ngoc Han ♪
Xem chi tiết
Kochou Shinobu
24 tháng 3 2020 lúc 22:10

Bạn ưi mk vào rùi thấy cái này nè: https://i.imgur.com/sY4qtFh.png 

Mk ko hỉu lém bạn xem hộ nha!

Chúc bạn hok tốt!!!

Nhớ kb nha!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
Anh The
2 tháng 10 2021 lúc 16:24

?

 

 

Bình luận (0)
Lê Hồ Duy Quang
Xem chi tiết
narutonguy
8 tháng 10 2016 lúc 21:17

đáp án: 10989nha

Bình luận (0)
Lê Hồ Duy Quang
9 tháng 10 2016 lúc 20:24

Cảm ơn bạn nhiều,nhưng bạn có thể giải giúp mình được không?

Bình luận (0)
Bùi Minh Quang
2 tháng 8 2019 lúc 14:37

đặt cột dọc là được cậu ơi để tớ viết lời giải ở dưới nha

Bình luận (0)
Minh Quân Nguyễn
Xem chi tiết
Nalumi Lilika
26 tháng 6 2020 lúc 21:41

Ta có: Số nhỏ nhất chia hết cho 3 trong khoảng từ 1000 đến 9999 là 1002

Số lớn nhất chia hết cho 3 trong khoảng từ 1000 đến 9999 là 9999

Số các số tự nhiên từ 1000 đến 9999 là: 9999 - 1000 + 1 = 9000

Số các số chia hết cho 3 trong khoảng từ 1000 đến 9999 là: \(\frac{9999-1002}{3}\)+ 1 = 3000

Số các số không chia hết cho 3 là: 9000 - 3000 = 6000

Chúc bạn học tốt!~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiyotaka Ayanokoji
26 tháng 6 2020 lúc 21:44

Ta có: Từ 1000 đến 9999 có tất cả \(\left(9999-1000\right)\div1+1=9000\)(số )

           Từ 1000 đến 9999 có tát cả các số chia hết cho 3 là: \(\left(9999-1002\right)\div3+1=3000\)(số)

Vậy có tất cả \(9000-3000=6000\)(số) không chia hết cho 3 

Học tốt 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Diễn Nguyễn
26 tháng 6 2020 lúc 21:49

số đó là  1002

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dekisugi
Xem chi tiết
son goku
Xem chi tiết
Huỳnh Ngọc Ngân
5 tháng 1 2018 lúc 9:33

Cảm ơn bạn nhiều nhé! 

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Anh Thư
29 tháng 3 2021 lúc 21:22

Thank you....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Trung
29 tháng 3 2021 lúc 21:27

thanks bạn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa